Black Friday dưới góc nhìn kinh tế

Black Friday bắt nguồn từ nước Mỹ vào những ngày đầu của mùa Giáng sinh với mục đích kích cầu tiêu dùng trong kỳ nghỉ lễ.

Tất cả các cửa hiệu đều trưng biển “sale thanh lý”, “sale lỗ vốn”, “sale sập sàn” nhưng thực tế Black Friday là ngày họ thu về lợi nhuận khổng lồ.

Theo lý thuyết kinh tế vĩ mô, giảm giá trong ngày Black Friday cũng chỉ là một chương trình Promotion như hình thức tặng phiếu giảm giá, sale,…; nó là một dạng phân biệt giá theo thời điểm giúp doanh nghiệp thu về nhiều lợi nhuận.

Doanh nghiệp lựa chọn chính sách phân biệt giá vào ngày Black Friday.

Nghĩa là, Doanh nghiệp chắc lọc đối tượng người tiêu dùng và áp dụng mức giá trong từng thời điểm

Người tiêu dùng sẵn sàng trả số tiền khác nhau cho cùng một sản phẩm. Cửa hàng sẽ đặt một mức giá rất sao cho sản phẩm để bán cho đối tượng khách hàng có nhu cầu và không muốn chờ đợi, chiếm thặng dư từ nhóm khách này.

Doanh nghiệp chắt lọc hết đối tượng khách hàng này, cửa hàng sẽ bắt đầu giảm giá để chiếm hết nhóm khách hàng đại trà còn lại. Chính sách phân biệt giá sẽ giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận.

Bên cạnh đó, ngày nay Black Friday còn bị biến tướng thành ngày xả các sản phẩm lỗi mốt, sản phẩm bị lỗi hoặc khó bán, đồ lẻ size. Điều này đã khiến sức ảnh hưởng của nó đối với cầu tiêu dùng ngày càng giảm đi.

Black Friday cũng gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực. Nó gây ra tiêu dùng quá mức, tác hại này đôi khi vượt quá cả lợi ích đến từ việc mua đồ giá rẻ. Người tiêu dùng thông thái sẽ có chiến lược cũng như cân nhắc thiệt hơn khi mua sắm. Nhưng thường không phải ai cũng tỉnh táo được trước đồ giá rẻ và những lời chào mời quá đỗi hấp dẫn của các thương hiệu.

BMG Business Training